Bài nổi bật

Tiếu ngạo giang hồ – State of Divinity

Tiếu ngạo giang hồ Trung văn giản thể: 笑傲江湖; phồn thể: 笑傲江湖; bính âm: xiào ào jiāng hú, tiếng Anh: The Smiling, Proud Wanderer, hoặc State of Divinity) là một tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo từ ngày 20 tháng 4 năm 1967 đến 12 tháng 10 năm 1969. Tiêu đề “Tiếu ngạo giang hồ” được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu đóng vai trò trung tâm của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của tác giả.

 
————- Phiên Bản 1 – Do Vov giao thông sản xuất ————

 
——- Phiên bản 2: do Tuyết Lê & Đình Khánh diễn đọc  ——–

Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.
Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp truyền thuyết và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi “Tịch tà kiếm pháp”, người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như điện chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ, như Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ khối Ngũ Nhạc, Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc… Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng giành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm.
Tiếu ngạo giang hồ – State of Divinity
Khác với nhiều tiểu thuyết được gắn với các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa (ví dụ như Anh hùng xạ điêu vào thời Nam Tống, Thiên long bát bộ vào thời Bắc Tống, Ỷ thiên đồ long ký vào thời Nguyên – Minh…), tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ không chỉ rõ thời đại lịch sử của câu chuyện. Tuy nhiên, từ một số yếu tố sau đây, ta có thể suy đoán diễn biến câu chuyện xảy ra dưới triều đại nhà Minh, sau thời đại của Trương Tam Phong, sau khi các phái Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân đã ra đời và nổi danh trên giang hồ.

Trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long Ký (倚天屠龍記), ở gần cuối bộ truyện đã đề cập đến việc Chu Nguyên Chương phản bội Minh giáo (明教) và sáng lập ra nhà Minh. Do đó rất có thể ông ta đã ngược đãi Minh Giáo sau khi lên ngai vàng, dẫn đến việc Minh giáo bị đổi tên thành Nhật Nguyệt thần giáo (日月神教), như trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ (chữ Minh trong tiếng Hán 明 được ghép từ hai chữ Nhật 日 và Nguyệt 月). Minh giáo trước đó thường được đồng đạo võ lâm gọi là “Ma giáo” (魔教) tỏ ý ghê sợ, điểm này tương đồng với Nhật Nguyệt thần giáo trong Tiếu ngạo giang hồ. Một đoạn đối thoại trong Tiếu ngạo giang hồ cũng có lần Nhạc Linh San nói “Ngay như đức Hoàng đế khai sáng ra cơ nghiệp nhà Minh là Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương thuở nhỏ đã làm hòa thượng ở chùa Hoàng Giác.”
Cũng truyện này nói rằng phái Võ Đang được Trương Tam Phong sáng lập trong những năm đầu của thời nhà Nguyên. Còn trong Tiếu ngạo giang hồ, phái Võ Đang đã trở thành một trong những môn phái có vị thế rất lớn trên giang hồ, đồng thời môn Thái Cực kiếm pháp (太極劍法) do Trương Tam Phong sáng tạo ra đã có từ lâu và được những đồ đệ phái Võ Đang luyện tập.
Trong tiểu thuyết Lộc Đỉnh Ký (鹿鼎記), lấy bối cảnh triều vua Khang Hy thời nhà Thanh, phương trượng chùa Thiếu Lâm cũng có lần nói với Vi Tiểu Bảo về một anh hùng tên Lệnh Hồ Xung sống ở thời kỳ trước đó đã lâu.[cần dẫn nguồn] Trong truyện Tiếu ngạo giang hồ có một nhân vật tên Ngô Thiên Đức, là võ quan triều đình, phẩm tước “Tham tướng” (参将). Tước hàm này chỉ được sử dụng dưới các thời nhà Minh và nhà Tống.[cần dẫn nguồn]

Tiếu ngạo giang hồ được cố ý sáng tác như một sự phản ánh về các chính khách. Năm 1980, Kim Dung bình luận rằng ông không lồng ghép bộ truyện vào bất kỳ bối cảnh lịch sử nào chính là để chỉ ra những con người muôn hình muôn vẻ trong truyện ở thời đại nào cũng có[3]. Hơn nữa, ông mô tả sinh động các nhân vật trong tiểu thuyết như những chính khách hơn là những người đứng đầu các môn phái võ công. Kim Dung cũng lưu ý rằng bộ tiểu thuyết được ông sáng tác trong thời kỳ cuộc Cách mạng Văn hóa diễn ra ở Trung Quốc. Những nhân vật như Lâm Bình Chi, hay Phương Chứng đại diện cho những chính khách có thật sống trong thời kỳ đó.
Tiếu ngạo giang hồ cũng chứa đựng những yếu tố gần giống như trong tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo của nhà văn người Pháp Alexandre Dumas, một trong những nhà văn yêu thích của Kim Dung. Những cuộc kỳ ngộ giữa Lệnh Hồ Xung với vị sư thúc tổ ẩn dật Phong Thanh Dương và vị giáo chủ bị giam cầm Nhậm Ngã Hành cũng tương tự như cuộc gặp gỡ giữa Edmond Dantes với Cha Faria. Những âm mưu xấu xa của Nhạc Bất Quần, sự trả thù của của Lâm Bình Chi và đám cưới của Nhạc Linh San cũng tương tự với nhiều phần trong bộ tiểu thuyết của Dumas.
Tiếu ngạo giang hồ – State of Divinity
Mọi tranh chấp trong Tiếu ngạo giang hồ đều bắt nguồn từ những huyền thoại về Tịch tà kiếm pháp của họ Lâm (Lâm Viễn Đồ). Trong quá khứ, Lâm Viễn Đồ ban đầu là một nhà sư pháp danh Ðộ Nguyên thiền sư, là đệ tử của Hồng Diệp thiền sư. Sau đó vô tình nhận được một phần bí kíp Quỳ Hoa bảo điển ở phái Hoa Sơn từ Mẫn Túc và Chu Tử Phong, ông đã hoàn tục, rời chùa Thiếu Lâm, lập gia đình, lập ra Phước Oai tiêu cục.
Ông trở thành một cao thủ kiếm thuật, sử dụng 72 đường kiếm gọi là Tịch tà kiếm pháp đánh bại nhiều cao thủ (trong đó có đệ nhất kiếm thuật Trương Thanh Tử thuộc phái Thanh Thành) nên bí kíp Tịch tà kiếm pháp đã khiến nhiều nhân vật giang hồ thèm muốn. Tuy nhiên, Lâm Viễn Đồ hiểu tác hại của Tịch tà kiếm pháp nên đã không cho con cháu mình luyện tập.
Đến đời cháu của Lâm Viễn Đồ là Lâm Chấn Nam làm chủ Phước Oai tiêu cục, phái Thanh Thành mà lúc đó đứng đầu là Dư Thương Hải đã tàn sát cả Phước Oai tiêu cục (lấy cớ báo thù cho con trai y), bắt cóc hai vợ chồng Lâm Chấn Nam nhằm chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ. Con trai của Lâm Chấn Nam là Lâm Bình Chi đã lưu lạc giang hồ để báo thù và vô tình gia nhập phái Hoa Sơn, một môn phái trong liên minh Ngũ Nhạc kiếm phái (thực ra là dưới vở kịch được dàn dựng của Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn).
Tiếu ngạo giang hồ là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu do hai người là Lưu Chính Phong phái Hành Sơn (cao thủ thất huyền cầm) và Khúc Dương của Nhật Nguyệt thần giáo (cao thủ thổi tiêu) cùng nhau sáng tác dựa trên khúc Quảng Lăng Tán từ thời Đường. Hai người kết bạn tri kỷ, Lưu Chính Phong định ở ẩn để cùng Khúc Dương tiêu dao nhưng bị phái Tung Sơn ngăn trở, giết chết toàn gia và đánh cả hai trọng thương. Bản nhạc là sự kết hợp những đối cực (bi & hùng, u uẩn mà cao khiết, trầm & bổng, lai láng tình nghệ sĩ mà xuất thần về kĩ thuật như thể trong “nhạc” có “người”, trong “người” có “nhạc”).
Trước khi chết, cả hai đã cùng nhau chơi lần cuối khúc Tiếu ngạo giang hồ, sau đó khẩn cầu Lệnh Hồ Xung lưu truyền hậu thế bản nhạc này, rồi cùng nhau chết ở núi Hành Sơn. Cũng đồng thời, ở núi Hành Sơn, vợ chồng Lâm Chấn Nam trước khi chết đã nhờ Lệnh Hồ Xung căn dặn Lâm Bình Chi không luyện tập bí kíp Tịch tà kiếm phổ mà tổ tiên đã truyền lại…

Xem thêm đề xuất

Các vị Quân sư tài ba trong lịch sử Tam Quốc

RadioVn.Com –  Bộ truyện này được đưa ra giới thiệu tới mọi người những vị …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *