Năm 664, một năm sau khi phá giải Hoàng Kim án, Địch Công cùng Kiều Thái cải danh du ngoạn Mậu Bình. Ông những tưởng có thể ung dung thăm thú cảnh vật, ngờ đâu trấn huyện này phong cảnh hữu tình mà ẩn chứa bao điều kì dị, bắt đầu từ chính Tri huyện địa phương Đặng Cần.
Câu truyện gồm án lồng trong án, từ vụ án này dẫn đến vụ án kia.
– Vụ án 1: Chưởng quỹ phường lụa Kha Hưng Nguyên tự tử nhưng không tìm thấy xác và chưa rõ nguyên nhân. Liệu ai là thủ phạm đã giết lão Kha?
– Vụ án 2: một nữ nhân chết ven đầm lầy chết vì nguyên do gì?
Những vụ án tưởng chừng không liên quan đến nhau và không phải do cùng một hung thủ gây ra mà lại liên kết chặt chẽ với nhau là một điểm nổi bật của tác giả.
Bằng sự miêu tả tài tình của Gulik, tác giả đã làm nổi bật lên một nhân vật Địch Nhân Kiệt thần thám, thông minh, sắc sảo trong suy luận; một Kiều Thái ranh mãnh và vô cùng khoẻ mạnh. Bằng khả năng quan sát của mình, Địch Công đã tìm ra được thủ phạm một cách nhanh chóng.
Câu truyện không chú trọng vào những suy luận, những chứng cứ rải rác khi phá án nhưng lại tập trung miêu tả thông qua những đoạn đối thoại của các nhân chứng, những sự việc diễn ra liên tục nhưng đa phần là của phía điều tra, hay nói chính xác hơn là của Địch Công cùng với những bộ hạ của mình đã giảm bớt sự hồi hộp cũng như sự gay cấn trong sự đối đầu giữa thủ phạm và bên điều tra.
Đối với thể loại trinh thám quan án, có thể nói rằng, Địch Công kì án là bộ truyện đáng để đọc giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng bởi sự thú vị trong câu từ cũng như hành động của từng nhân vật.
Từ khóaphá án Quỳnh Khang Media Robert Van Gulik truyện trinh thám
Xem thêm đề xuất
Mật Mã Tây Tạng – Quyển 3
RadioVn.Com – Giáo sư Phương Tân hét lên mấy tiếng vào miệng hố, không nghe thấy …