“Chuyện tình Khau Vai” giống như Romeo & Juliet của phương Tây, một chuyện tình hay, độc đáo duy nhất trên thế giới cho nên chúng tôi muốn “Chuyện tình Khau Vai” phải tạo nên một nét văn hoá mà người Việt Nam nào cũng biết. Tại sao khi nàng Út trong vở “Chuyện tình Khau Vai” chết đi, người ta lại thương xót đến thế, tác phẩm phải khơi gợi cho người ta cảm xúc”, NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ.
“Khâu Vai” là tên gọi của một xã thuộc huyện Mèo Vạc, huyện xa nhất của tỉnh Hà Giang. Người Nùng thường gọi Khâu Vai là Khau Vai nghĩa là rừng mây hoặc đèo mây, cũng có ý nói tình cảm của đôi trai gái gắn bó quấn quýt như cây song, cây mây trên các ngọn núi quanh vùng. Nơi đây khoảng 100 năm nay đã diễn ra phiên chợ “Phong lưu” mà người Nùng, người Giáy gọi là “Pày hửa liu” nghĩa là đi chợ phong lưu còn người Mông gọi là “Mù cửa khư phong lìu” cũng có nghĩa là đi chợ phong lưu sau gọi là Chợ tình Khau Vai. Phiên chợ gắn với câu chuyện tình dang dở của đôi trai gái yêu nhau mà không lấy được nhau tạo nên sức hấp dẫn lạ kì, đi vào tâm thức không chỉ với những chủ nhân của cao nguyên đá độc nhất vô nhị này.
Không biết phiên chợ Khau Vai đã bao nhiêu tuổi để những mối tình thức ngủ với thời gian. Lấy cảm hứng từ mối tình trong truyền thuyết ấy, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã viết một bài thơ có tên “Góc nhỏ Khau Vai” rồi dần phát triển thành kịch bản sân khấu, rồi giờ đây là tiểu thuyết “Chuyện tình Khau Vai”. Ông kể lại: “Năm 1997, lần đầu tiên tôi lên với cao nguyên đá Đồng Văn và về chợ tình Khau Vai. Hình như trên thế giới, đến bây giờ không có chợ tình nào như chợ tình Khau Vai. Chợ tình này là dành cho những người đã có vợ, có chồng. Hàng năm vào ngày 27/3 âm lịch, gặp gỡ hàn huyên với người yêu cũ của mình. Nhiều khi ta nói đến các dân tộc thiểu số, cứ nghĩ rằng là họ có thể lạc hậu hơn, đi theo sau nhưng với chợ tình Khau Vai, tôi nghĩ là họ hơn hẳn người Kinh và thậm chí là họ hơn hẳn các nước văn minh khác. Từ chợ tình Khau Vai, tôi có viết bài thơ “Góc nhỏ Khau Vai”:
“Tháng Ba Khau Vai hò hẹn
Chợ tình chẳng mua chẳng bán
Vẹn nguyên lối cũ góc xưa
Vẹn nguyên chín đợi mười chờ
Vẹn nguyên tình đầu dang dở
Gom nhặt cả điều lầm lỡ
Thành men kỉ niệm chiều nay…
Tiểu thuyết “Chuyện tình Khau Vai” được xây dựng có đầu cuối lớp lang hơn, không chỉ còn là truyền thuyết truyền miệng kể vài câu là hết. Khác biệt với các mô típ thường thấy trong tiểu thuyết về đề tài tình yêu là bi kịch hoặc kết thúc có hậu. Câu chuyện tình giữa nàng Út, con tộc trưởng dân tộc Giáy và chàng trai tên Ba, người dân tộc Nùng là một bi kịch nhưng cái kết lại đẩy đến một cái hậu khác lạ. Đôi trai gái mãi mãi chia lìa song lời hẹn thề sẽ gặp nhau mỗi năm một lần trong phiên chợ Khau Vai đã được thời gian giữ lại cho tới tận hôm nay. Những người còn sống ở thế hệ nối tiếp đã tiếp tục nối dài cuộc hò hẹn ấy làm nên một phiên chợ có một không hai trên thế giới.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ đánh giá, cùng với mô típ mang tính phát hiện, việc tác giả xây dựng hệ thống nhân vật trong “Chuyện tình Khau Vai” cũng là điểm độc đáo. Ở đây tác giả đã tạo thêm nhân vật trung tâm là tộc trưởng của người Giáy bên cạnh các nhân vật chính, phát triển câu chuyện xung quanh hệ thống nhân vật này, vừa đảm bảo tính logic, vừa khiến câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn đến trang cuối cùng.
Từ khóachợ tình chuyện tình đọc truyện đêm khuya vov Hà Giang Hải Yến Khau Vai Mèo Vạc Nguyễn Thế Kỷ
Xem thêm đề xuất
Cafe âm nhạc 12h – Mùa hè
RadioVn.Com – “Đẹp như ánh bình minh bừng lên giữa đêm tối …Đẹp như cánh đồng …