Nhà văn Phạm Duy Nghĩa từng có những tâm sự về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này trong một bài viết mang tên Trang đời và trang sách. Theo đó, cô gái xuống ga Vĩnh Yên vốn là một câu chuyện có thật ở ngoài đời mà nhân vật tôi trong truyện cũng chính là tác giả. Trên chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội, anh đã ngồi cùng ghế với một cô gái trẻ tên là Diễm Quyên. Mọi tình tiết diễn ra y như trong diễn biến của câu chuyện chúng ta vừa nghe. Ngoài đời thực, Diễm Quyên đã theo tác giả về ký túc xá ở hẳn một tuần. Phạm Duy Nghĩa nhớ lại: “Quyên là một người khá đặc biệt. Cô chưa học hết cấp 3 và đã từng phiêu dạt trong Nam ngoài Bắc. Lần đầu được đặt chân đến một trường đại học ở thủ đô, cô rất vui và bỡ ngỡ. Trong suốt một tuần ấy, chúng tôi sống trong trẻo như đôi chim non. Tôi hì hục viết luận văn, cô thì mải mê đọc sách và tôi kinh ngạc thấy khả năng thẩm văn của cô còn tốt hơn cả một số nhà phê bình”. Phần hư cấu của Phạm Duy Nghĩa chủ yếu nằm ở cuối truyện. Nếu như Quyên ngoài đời là một cô gái bán cà phê thì Diễm trong truyện là một cô gái điếm. Nhưng chính hư cấu quan trọng này đã đẩy ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa nhân văn của truyện cao thêm một bậc. Văn xuôi Việt Nam hiện đại đã có nhiều đồng cảm giữa nhà văn và những cô gái giang hồ. Từ Nguyên Hồng với nhân vật Tám Bính trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Vũ Trọng Phụng với Huyền trong tiểu thuyết Làm đĩ và sau này là Nguyễn Văn Học với Vy trong tiểu thuyết Gái điếm; các tác giả đều bày tỏ những thông cảm, sẻ chia và nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái ấy. Với cô gái trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, cô biết yêu cái đẹp của văn chương và ao ước có một tình yêu dù ngắn ngủi nhưng trong sạch
Từ khóacô gái giang hồ Cô gái xuống ga Vĩnh Yên nhà văn Phạm Duy Nghĩa sẻ chia Sơn Tùng tâm hồn tình cảm
Xem thêm đề xuất
Cafe âm nhạc 12h – Mùa hè
RadioVn.Com – “Đẹp như ánh bình minh bừng lên giữa đêm tối …Đẹp như cánh đồng …