Năm 670, Địch Công vẫn giữ cương vị Huyện lệnh của Phổ Dương. Lưu lại Quyên Thành vào dịp trung thu, ông là khách mời của một nhóm nhỏ các thi nhân tao nhã. Nhưng chưa kịp đàm đạo thơ phú, Địch Công đã bị cuốn vào các vụ án mạng và những bí ẩn liên quan đến tính ngưỡng thờ hồ ly ở trong vùng. Chàng Cống sĩ trẻ họ Tống bị sát hại ngay trong buồng riêng. Người ta đồn rằng chàng bị một con hồ ly đội nốt giai nhân quyến rũ rồi cắn chết. Liệu đó có phải sự thật không?
Một nữ thi sĩ bị buộc tội đánh đập nô tỳ cho đến chết rồi đem chôn xác dưới gốc cây. Liệu có ẩn tình gì trong đó?
Vẫn với motif quen thuộc, tác giả đã khéo léo lồng các vụ án vào với nhau một cách tài tình, vừa khiến mình đi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác. Tuy vậy, mình thấy số lượng tình tiết trong cuốn này khá ít dẫn đến tình trạng nhịp truyện bị chậm và mất đi phần hấp dẫn, hồi hộp vốn có của trinh thám. Có lẽ vì thế mình thấy cuốn này khá lê thê và dài dòng.
Nhân vật Địch Công trong tập này cũng ít đất diễn hơn những tập trước, mặc dù ông vẫn là nhân vật chủ chốt để giải quyết các vụ án mạng nhưng lại thiếu đi sự quyết liệt vốn có như ở những cuốn trước, một phần có lẽ là vì nể vị Lỗ tri huyện. Và ở tập này, mình cũng không còn thấy những pha hành động hấp dẫn như những cuốn trước của vị thần thám này.
Từ khóađịch công kỳ án Địch Nhân Kiệt hành trình phá án Người kể chuyện quan án Robert Van Gulik suy luận truyện trinh thám
Xem thêm đề xuất
Mật Mã Tây Tạng – Quyển 3
RadioVn.Com – Giáo sư Phương Tân hét lên mấy tiếng vào miệng hố, không nghe thấy …